Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu
(Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu Vải Bằng Phương Pháp Ma Sát)

Giới Thiệu Về Phương Pháp Ma Sát Vải (Crocking)
- Độ bền màu của vải là một yếu tố quan trọng trong ngành dệt may, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.
- Phương pháp ma sát (crocking) được sử dụng để đánh giá độ bền màu của vải khi tiếp xúc với các bề mặt khác thông qua ma sát.
- Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về quy trình kiểm tra độ bền màu của vải bằng phương pháp ma sát theo tiêu chuẩn ISO 105-X12.
Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu Bằng Phương Pháp Ma Sát
1. Chuẩn Bị Mẫu Vải
- Cắt mẫu: Chuẩn bị sáu mẫu vải có kích thước 50mm x 140mm để tiến hành kiểm tra ma sát khô và ướt.
- Môi trường test mẫu: Đặt mẫu vải và miếng vải lọc trong môi trường với nhiệt độ 21°C và độ ẩm tương đối 65% trong ít nhất 4 giờ.

2. Thiết Bị Kiểm Tra
- Máy đo độ bền màu: Sử dụng máy đo độ bền màu crocking, ví dụ như máy đo Crocking hãng Cometech, với các thông số kỹ thuật như kích thước hình ma sát 16mm, chiều dài rãnh ma sát 00104mm, và lực hướng xuống 9N.
- Vải chà xát: Sử dụng vải chà xát tiêu chuẩn, thường là vải cotton trắng đã được tẩy trắng và khử hạt, kích thước 50mm x 50mm.

3. Quy Trình Kiểm Tra Ma Sát Khô
- Bước 1: cho mẫu vải lên vị trí ma sát của máy.
- Bước 2: Sau đó dùng mẫu vải trắng đặt lên vị trí ma sát.
- Bước 3: Dùng tay tác động lực sau cho mẫu vải trắng ma sát với mẫu vải chuẩn tới lui 10 lần.
- Bước 4: Sau khi chà sát, dùng tấm vải trắng ma sát để ở nơi khô ráo.
- Bước 5: Đánh giá vải ma sát thông qua thang thước xám ISO 105-A03 dưới tủ so màu có nguồn sáng D65 (daylight).
4. Quy Trình Kiểm Tra Ma Sát Ướt
- Bước 1: Cho mẫu vải lên vị trí ma sát của máy.
- Bước 2: Cân mẫu vải trắng trước khi chà sát, sau đó cho nước cất nhỏ giọt hoặc ngâm trong đĩa petri và cân lại sau cho độ ẩm khoảng 95% đến 100%.
- Bước 3: Sau đó dùng mẫu vải trắng đặt lên vị trí ma sát.
- Bước 4: Dùng tay tác động lực sau cho mẫu vải trắng ma sát với mẫu vải chuẩn tới lui 10 lần.
- Bước 5: Sau khi chà sát, lấy tấm vải trắng ma sát để ở nơi khô ráo.
- Bước 7: Đánh giá vải ma sát thông qua thang thước xám ISO 105-A03 dưới tủ so màu có nguồn sáng D65 (daylight).

Đánh Giá Kết Quả
- Việc diễn giải kết quả độ bền màu bao gồm việc hiểu các kết quả hoặc thang đánh giá và những gì chúng biểu thị về hiệu suất màu của vải.
- Thang đánh giá là thước đo độ chảy màu trên vải vải cọ xát tiêu chuẩn, với xếp hạng từ 1 (kém) đến 5 (tuyệt vời).
Tại Sao Kiểm Tra Độ Bền Màu Lại Quan Trọng
- Độ bền màu là một yếu tố rất quan trọng đối với vật liệu dệt, bao gồm khăn tắm, đồ trải giường, quần áo và hàng may mặc.
- Màu sắc của bất kỳ sản phẩm nhuộm hoặc in nào cũng phải đủ tốt để không bị lem màu khi in. Để đạt được độ bền màu tốt nhất, cần phải lựa chọn thuốc nhuộm hoặc chất tạo màu đặc biệt.
Tham Khảo Thêm Về Sản Phẩm
—————————————
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HIỂN LONG
- LÊ VŨ
- Mobile – Zalo: 0795 871 660
- E-mail: [email protected]
- Skype: levu91
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu”